Ngũ lực trong đạo Phật là gì? Hãy bỏ qua bài này nếu bạn thấy mình đã cực kì thành công và giàu có, bài viết này chỉ dành cho ai hữu duyên đọc được nó thôi.
Tôi xin phép chia sẻ lại kiến thức này của Đức Phật dựa trên góc nhìn của tôi, rất mong bạn để lại cảm nhận của bạn!
1. Tín lực (niềm tin)
Bạn đã bao giờ thấy ông chủ nào, doanh nhân thành công nào họ không có niềm tin vào chính họ hay công ty của họ hay chưa? Dù cả thế giới có nói gì thì mình vẫn phải tin sản phẩm của mình ngon và rất dễ dàng tiếp cận được tệp khách hàng của mình. Kể cả không dễ cũng phải biến nó thành dễ. Đây thì các bà bán hàng cứ hơi tí là chán, hơi tí là nản, chưa bán đã hốt, chưa bán đã sợ thì nói gì đến câu chuyện kinh doanh lâu dài? Cho nên làm gì, đầu tiên phải tin mình sẽ làm được!
2. Tấn lực (chăm chỉ, chịu khó)
Nếu lại một ai nói với bạn rằng, tôi chỉ cần làm việc một tuần vài tiếng nhưng lương tháng vẫn mấy chục ngàn đô thì tôi dám đảm bảo với bạn sự thật không chỉ đơn giản vậy. Đằng sau đó là cả một sự cố gắng, bao tháng ngày lam lũ, vất vả, rèn luyện, học tập và hành động, họ mới đạt được những ngày tháng như vậy. Để ra được cái bóng đèn của các bạn dùng bây giờ thì Edison đã mất 10.000 lần thử nghiệm thất bại. Có những việc bạn làm hàng ngày, hàng tháng, mà nhiều khi là hàng năm chúng mới tạo ra kết quả, nhưng liệu bạn đã chăm chỉ, chịu khó chưa, hay động tí là LƯỜI?
3. Niệm lực (không có suy nghĩ tiêu cực)
Rất nhiều bố mẹ bây giờ thấy con đạt điểm 5, 6 là về “auto” quát mắng, rồi so sánh con mình với “con nhà người ta”…khi các bố mẹ tạo cho con cái suy nghĩ rằng: “năng lực của mày chỉ thế thôi, đừng thi trường đại học này trường đại học kia” thì chính bố mẹ sẽ làm cho con cái không phát triển lên được bởi suy nghĩ tiêu cực đã bị “neo cảm xúc”. Trong cuộc sống, thường chúng ta sẽ có nhiều lúc bị xao nhãng, chuyện gia đình, người yêu, vợ chống con cái hay các mối quan hệ, nếu ta chỉ cần căng thẳng một chút, là cả ngày chúng ta chả làm được gì rồi đúng không bạn? Vũ Minh Hiếu cũng đã từng có suy nghĩ: “mình không nói tốt, mình không có năng lực” mà phần lớn do mình bị người khác truyền cho suy nghĩ đó. Nhưng dù sao bạn và tôi cũng là người, sẽ có lúc này lúc kia, nhưng hãy nhớ luôn có mục tiêu và bản kế hoạch hành động, khi đó sẽ khó có thứ có thể làm mình lung lay.
4. Định lực (định tâm, có đam mê)
Đây là một điều khó, không phải ai cũng tìm ra được đam mê của bản thân. Đam mê là cái gì? là cái thứ mà, dù chuyện gì xảy ra thì mình cũng không bị phân tâm, nhiều khi làm vì đam mê nhiều người không cần đến tiền. Nhưng tôi không muốn nói sâu làm sao để bạn có đam mê và định tâm trong công việc. Mà tôi muốn nhấn mạnh cho bạn rằng: “làm nhiều, làm nhiều có kết quả nho nhỏ thì đam mê mới nảy sinh. Nghĩa là, đam mê tạo nên từ thành công nhỏ, chúng ta càng làm khi mà ta đạt được điều gì đó ta càng hăng.” Khi bán được một vài đơn, vài chục đơn thì tự nhiên bạn muốn bán tiếp. Và dần dần bạn sẽ có đam mê bán hàng, đó là tiền đề cho kết quả trăm hay nghìn đơn.
5. Tuệ lực ( có trí tuệ)
Khi đủ 1-4 thì đến một ngày nào đó bạn sẽ đạt được 5, khi bạn chăm chỉ, có niềm tin, không tiêu cực, đam mê thì dần dần hướng đi sẽ lộ ra. Nhiều người cứ hỏi tôi, em muốn giàu, em muốn kiếm nhiều tiền, mà em chả biết phải làm cách nào? Tôi chỉ nói với họ: nếu em cứ ngồi chờ ông bụt hiện ra chỉ cách cho em thì “muôn đời em vẫn ngồi đó chờ thôi”, vì có một ông bụt duy nhất trên đời này có thể cứu mình và tìm ra hướng đi cho mình là chính bản thân mình. Muốn con cái, gia đình khá lên thì chính bản thân bạn phải chủ động học học, mở lòng ra mà đón nhận kiến thức, người có học còn chưa ăn ai đây còn không muốn làm gì mà cứ muốn tiền tự về túi. Lấy đâu ra?
———————————————
Bài viết trên do chính tôi viết và chia sẻ dựa trên quan điểm Ngũ lực trong nhà Phật, rất mong anh chị em đọc đến dòng này cho tôi một like và một cmt góp ý hoặc đơn giản là share bài nếu thấy hay. Chúc cho các bạn ngày càng thông hiểu những điều trên và thành công hơn trong cuộc sống
Trả lời